Hiểu về 5G và những vấn đề chưa có giải đáp thỏa đáng

Hiểu về 5G

5G là tên gọi của công nghệ viễn thông thế hệ thứ 5 (5th Generation), cũng là công nghệ cải tiến từ công nghệ mạng LTE/ 4G hiện có.

Thế hệ thứ nhất (1G) truyền giọng nói với chất lượng kém. Thế hệ thứ hai (2G) cho phép truyền giọng nói tốt hơn và gửi tin nhắn. Thế hệ thứ ba (3G) mở ra cánh cửa cho dữ liệu di động và nội dung phong phú. Thế hệ thứ tư thế hệ (4G) mang đến sự gia tăng tốc độ kết nối Internet, mở ra cuộc cách mạng phát triển ứng dụng và di động. Thế hệ thứ năm (5G) tăng tốc độ truyền dữ liệu tiếp cận tốc độ các tác vụ thật.

Công nghệ 5G có khả năng đảm bảo các dịch vụ ưu tiên với cam kết chất lượng cao như camera an ninh luôn có vận tốc truyền tốt ở sân bay đông người dùng Internet, giúp kết nối hàng triệu các thiết bị Internet vạn vật (IoT) trên một km vuông, giúp công nghệ thực tế ảo (VR) hiển thị như tác vụ thật, phục vụ cho y tế, giao thông, an ninh, theo dõi môi trường, năng lượng, và khí hậu… mà công nghệ hiện tại không giải quyết được.

5G sử dụng tối ưu chủ yếu ở 2 dải tần số khác nhau, dải thấp dưới 6 GHz và dải tần số cao từ 24 GHz đến 53 GHz. Tần số càng thấp phát sóng càng xa và tần số cao thì phạm vi gần hơn nhưng tốc độ nhanh hơn và cần nhiều trạm thu phát hơn (tương tự WiFi 2.4 GHz phát xa hơn so với WiFi 5 GHz). Để so sánh một cách trực quan về tần số, cần tham khảo một ví dụ điển hình của vi sóng 5G: lò vi sóng. Lò vi sóng ở các gia đình hiện nay có tần số 2,5 GHz.

Ưu điểm

5G là một cuộc cách mạng công nghệ mới. 5G có băng thông cao và độ trễ thấp giúp phát triển các lĩnh vực khác như Máy nối máy, Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế số. Không có 5G, không có thể phát triển IoT. Không có IoT, cũng không có dữ liệu đầu vào cho các hệ thống Dữ liệu lớn.

Nhiều trạm thu phát 3G 4G kích cỡ to hiện nay làm xấu mỹ quan đô thị, nên 5G thu gọn lại, gọi là Small Cell – Tế Bào Nhỏ, có thể treo ở cột đèn hay các trạm xe buýt, bằng cách giữ lại phần truyền dẫn vật lý và đưa các phần mềm điều khiển hiện tại của ăng-ten vào các máy tính ở các trung tâm vận hành. Như vậy, mạng 5G sẽ không phá vỡ cảnh quan nhưng phủ sóng được khắp mọi nơi, mang dịch vụ đến tất cả mọi người.

 

Nhược điểm

Điểm mấu chốt và khác biệt giữa công nghệ 5G với 4G hay 3G trước đây là các dải tần số vô tuyến (RF) cao hơn, từ 3 đến 30 GHz, thậm chí 300 GHz. Công nghệ 5G phải hoạt động trên tần số cao, kết nối ở khoảng cách gần để tránh nhiễu bởi thời tiết, các vật cản,… thì mới có thể truyền tải một lượng dữ liệu khổng lồ trong thời gian cực kỳ ngắn.

Thêm một vấn đề nữa về công nghệ 5G là với đặc tính bước sóng ngắn, nên khoảng cách truyền tải tín hiệu bị hạn chế hơn so với 4G. Vì thế, khoảng cách giữa các trạm 5G được giới hạn chỉ khoảng vài chục ngôi nhà. Đó là lý do tại sao các nhà mạng muốn thực hiện triển khai 5G sẽ phải tạo ra nhiều ăng ten di động hơn, khoảng cách ngắn hơn. Như vậy, trong tương lai để phổ biến mạng 5G thì người dân phải sống chung với các trạm thu phát sóng bao vây xung quanh. Và tác hại của 5G như đã nêu ở trên là một yếu tố khó lường, nhất là trong bối cảnh chưa có nghiên cứu chi tiết nào trong khi các nhà mạng đã bắt đầu triển khai phát sóng.

 

Sự thật 5G

Ngành công nghiệp không dây tuyên bố rằng “không dây là an toàn”. Tuy nhiên, hàng ngàn nghiên cứu đã chứng minh rằng bức xạ không dây và EMF trên thực tế tạo ra một hiệu ứng sinh học có hại. Đối với 5G, các lập luận 5G là an toàn đã dẫn ra lý thuyết ion hoá vật chất thông qua phổ tần số sóng điện từ từ thấp đến tần sô tia X. Trong đó tần số sóng điện từ làm ion hoá vật chất là từ dải 300 THz trở lên, trong khi tần số 5G chỉ dưới 70 GHz nên không ảnh hưởng đến các thực thể sống.

Nhưng xin hãy nhớ lại ví dụ của lò vi sóng. Lò vi sóng với tần số chỉ bằng 1/20 đến 1/10 lần tần số bộ phát 5G vẫn có thể làm nóng và làm chín thức ăn trong vòng vài phút. Tất nhiên, lò vi sóng dùng công nghệ sóng dừng và tập trung trong một vùng hẹp của không gian. Nhưng như thế cũng đủ cho thấy dù nhiều hay ít thì sóng 5G có ảnh hưởng đến các thực thể sống và không thể hoàn toàn phủ nhận hay phớt lờ tác hại của nó.

Cho đến hiện tại, ngành viễn thông trên toàn thế giới chưa thực sự có một cuộc điều tra nghiêm túc về tác hại trường điện từ (EMF) và tần số vô tuyến (RF) có trong sóng di động với sức khỏe con người. Tuy nhiên, trước sức ép của dư luận Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phải đưa ra cảnh báo tạm thời, bức xạ EMF có thể gây ung thư cho con người.

Và vấn đề này càng trở nên đáng quan tâm khi công nghệ mạng 5G được dự báo là sẽ bùng nổ trong tương lai gần, cụ thể là từ năm 2019.

Giới khoa học nói gì

Năm 2016, Chương trình Độc chất học Quốc gia – Mỹ đã công bố những phát hiện từ nghiên cứu được thiết kế tốt nhất trên thế giới về bức xạ điện thoại di động. Họ phát hiện có tác dụng gây ung thư của sóng điện từ tần số cao. Để xác nhận thêm những phát hiện của mình, họ đã theo đuổi các nghiên cứu đánh giá song song với các cơ quan nghiên cứu khác. Sau đó những nghiên cứu được công bố vào năm 2018 cho thấy có bằng chứng rõ ràng về ung thư do bức xạ điện thoại di động. Trước đó, một nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (một bộ phận của WHO) cho thấy việc sử dụng điện thoại di động thường xuyên có thể làm tăng đáng kể nguy cơ u thần kinh đệm lên 40% trong vòng 1640 giờ sử dụng. Gliomas là một loại khối u bắt đầu trong não hoặc cột sống, hầu hết tồn tại từ 1-3 năm sau khi chẩn đoán.

Trong một cuộc phỏng vấn trên Skype, Tiến sĩ Fiorella Belpoggi (Giám đốc tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Cesare Maltoni, Viện Ramazzini , Bologna, Ý) đã đưa ra các cảnh báo về bức xạ EMF và mối đe dọa từ 5G. Ông nhận định: “Tần số vô tuyến (RF) trong khoảng 3 kHz tới 300 GHz gây ảnh hưởng đến các tế bào sống, đặc biệt là tế bào thần kinh. Chúng còn tác động tiêu cực tạo nên các khối u, ung thư trong não.

Ở cấp độ tế bào, sóng vô tuyến tần số cao gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào, đặc biệt là đối với các bệnh nhân đang bị bệnh lý tiểu đường. Sóng EMF và sóng RF sẽ phá hỏng DNA của con người. Chúng góp phần vào nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ, bệnh Parkinson, ung thư và suy giảm số lượng tinh trùng”.

Tiến sĩ Sharon Goldberg (Mỹ) đã từng đưa ra 3 cảnh báo về tác động chính của sóng 5G đến sức khỏe con người như sau:

  • Bệnh lý cườm mắt và đục thủy tinh thể là kết quả của sự ảnh hưởng sóng 5G đến sức khỏe con người.
  • Kháng sinh và tổn thương hệ miễn dịch sẽ liên quan đến sóng 5G.
  • Trầm cảm, tự tử có thể xuất hiện nhiều hơn khi 5G phổ biến.

Tại Hà Lan, 150 con chim chết nằm ngổn ngang trên mặt đất, hàng loạt sứa biển tại Hà Lan bị trôi dạt bất thường vào bờ,… Đây là một “vụ án” khá kỳ lạ vì các mối đeo dọa như ô nhiễm, bệnh tật đã bị loại bỏ. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên thảm họa trên? Sau một thời gian, các nhà nghiên cứu mới phát hiện các trụ thử nghiệm mạng 5G bên cạnh chính là nguyên nhân! Sự cố trên khiến chính phủ Hà Lan hoãn đấu giá và triển khai mạng 5G cho đến năm 2020.

Tại Mỹ, Tiến sĩ Martin Pall đã có một thí nghiệm nghiêm túc về ảnh hưởng của trường điện từ (EMF) được tạo ra từ sóng 5G đến chuột thí nghiệm. Và kết quả không ngoài dự đoán, EMF ảnh hưởng trực trực tiếp đến sự sống sót của chuột và đặc biệt giảm khả năng sinh sản trên loài động vật này nếu có thời gian tiếp xúc lâu dài. Sau kết quả trên, Martin Pall cũng đưa ra lời khuyên cho Quốc hội Mỹ và FCC nên thử nghiệm an toàn sinh học về sóng 5G trước khi đưa ra quyết định xây dựng hàng triệu trụ phát sóng trong tương lai. Tuy nhiên, các nhà quản lý đã phớt lờ điều này.

​Trước đó, Cục Bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) cũng đã từng vào cuộc, điều tra về tác hại của trường điện từ (EMF) có trên sóng di động với con người, nhưng không hiểu vì lý do gì đó, nó đã bị hoãn từ năm 1992 đến nay.

Thậm chí các công trình nghiên cứu của WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) về sự nguy hiểm của bức xạ EMF vẫn còn khá đơn sơ và lạc hậu, chúng chỉ được đăng tải sơ sài trong một số tài liệu ở các năm 1981, 1983, 1987, 1993, 2004 và 2007.

Còn tồn tại nhiều tranh cãi

Công nghệ tiên tiến nhưng lại chưa được kiểm chứng này đang bùng nổ rất nhanh. Chúng ta khó có thể ngăn chặn việc triển khai rộng rãi của nó. Phía người dùng cần một kết luận chính xác về tác hại của 5G với sức khỏe của họ nhưng quá trình nghiên cứu vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Trước sức ép của dư luận, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phải đưa ra cảnh báo tạm thời, bức xạ EMF có thể gây ung thư cho con người.

Còn tại Mỹ, các hãng truyền thông đều cho rằng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra ảnh hưởng của sóng radio đến sức khoẻ con người. Tháng 8/2019, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) xác nhận 5G an toàn như 3G và 4G. Những cá nhân và tổ chức phản đối 5G đều bị quy vào nhóm theo chủ thuyết âm mưu.

Có thể thấy, cho đến thời điểm hiện tại, ngành viễn thông trên toàn thế giới chưa thực sự có một cuộc điều tra nghiêm túc về tác hại trường điện từ (EMF) và tần số vô tuyến (RF) có trong sóng di động với sức khỏe con người như thế nào. Và câu hỏi lớn “Công nghệ 5G có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không?” vẫn còn đang bị bỏ ngỏ chưa có câu trả lời chính thức…

Về mặt logic, chắc chắn sóng 5G có ảnh hưởng đến các thực thể sống. Còn mức ảnh hưởng như thế nào, có vượt ngưỡng cho phép với cơ thể người hay không, các bộ phận nào dễ bị ảnh hưởng nhất, v.v… vẫn chưa có nghiên cứu xác đáng.

Bất chấp những tồn tại, một số quốc gia đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ mạng 5G và mức độ phổ biến 5G trên toàn thế giới ngay từ năm 2019.

Chúng ta cần làm gì?

Với tất cả các bằng chứng này, tại sao chúng ta không làm gì để hạn chế phơi nhiễm và bảo vệ sức khỏe của chúng ta? Chúng tôi ghét phải nói ra một thực tế phũ phàng: dường như tất cả đều quy về tiền bạc. Hàng chục tỷ đô la lợi nhuận dự kiến ​​sẽ thu được từ 5G. Có 20.000 vệ tinh mới đang được tiến hành để tích hợp 5G vào hệ thống theo dõi và giám sát không dây toàn cầu. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như vậy, thật khó để tưởng tượng rằng có thể làm được nhiều việc để ngăn chặn sự phổ biến của nó. Tuy nhiên, một điều mà tất cả chúng ta nên làm là hiểu rõ hơn về EMF và tự bảo vệ mình thông qua việc lựa chọn sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, có ba điều khác chúng ta cũng có thể làm:

1 – Tạo nhận thức cho đại chúng: Chia sẻ các tài nguyên như bài đăng này và các tài nguyên được liên kết với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình của bạn. Mọi người càng nhận thức được nhiều hơn thì những người khác càng có thể làm nhiều hơn để bảo vệ mình khỏi những tác động có hại này và hy vọng thúc đẩy thêm nhiều thay đổi hơn để hạn chế các hành động làm tăng mức độ phơi nhiễm của chúng ta.

2 – Có trách nhiệm pháp lý: cần trách nhiệm pháp lý vì các nhà bảo hiểm sẽ không bảo hiểm cho ngành công nghiệp wifi. Tại sao ư? Đánh giá rủi ro dài hạn của 5G là rất cao. 

3 – Bảo vệ và hạn chế phơi nhiễm: Có rất nhiều điều bạn có thể làm trong cuộc sống của mình, để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi sự phơi nhiễm hàng ngày. Mặc dù rất khó để tránh tiếp xúc 24/7, nhưng mỗi ngày bạn làm một chút cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể và giúp bạn an toàn hơn trước các tác động có hại. Hãy thử hạn chế tiếp xúc EMF của bạn thông qua việc hạn chế sử dụng điện thoại và thiết bị thông minh. Nếu có thể, hãy tránh sử dụng điện thoại và thiết bị 5G hoặc sử dụng máy dò bức xạ để biết liệu bạn có đang ở gần mức EMF cao hay không. Để biết chi tiết hơn những việc chúng ta nên làm để phòng tránh hoặc hạn chế ảnh hưởng của bức xạ điện từ, bạn có thể đọc thêm hướng dẫn sống hòa hợp với bức xạ điện từ TẠI ĐÂY.

– TGTech tổng hợp

One thought on “Hiểu về 5G và những vấn đề chưa có giải đáp thỏa đáng

  1. Pingback: Công nghệ 5G có ảnh hưởng đến đời sống con người? - Công ty TNHH Công nghệ Tương Giao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *